Hiện nay có khá nhiều nhà thầu thi công ép cọc bê tông. Nhưng trong quá trình thi công đơn vị có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay không. Giúp công trình đảm bảo chất lượng. Chủ nhà cần phải nắm những kiến thức cơ bản để giám sát đơn vị thi công một cách chuẩn chỉ nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp chủ nhà có thể tự giám sát ép cọc bê tông để đạt chất lượng nhất.
1. Kiểm tra máy móc có đảm bảo chất lượng hay không.
Để đảm bảo chất lượng công trình thì máy móc , thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng. Thiết bị phải phù hợp để đảm bảo rằng đủ tấn, đủ tải.
Chủ nhà có thể nhìn bằng máy thường để đánh giá cơ bản. Máy móc không quá cũ kỹ và được vệ sinh sạch sẽ. Động cơ thiết bị phải đủ tốt đảm bảo lực ép đều trong quá trình ép cọc.
Máy móc không bị chảy dầu nhớt. Thiết bị dễ hỏng trong quá trình thi công gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công .
Chọn thiết bị phù hợp với tính chất công trình. Hiện nay ép cọc có ba loại thiết bị cơ bản gồm: giàn ép neo, giàn ép tải, ép cọc bằng robot. Cần đánh giá tính chất công trình để lựa chọn máy phù hợp tránh gặp sự cố trong quá trình thi công gây mất thời gian. Ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công.
2. Kiểm tra chất lượng cọc bê tông.
Chất lượng cọc bê tông cũng là một điểm qua trọng gia chủ cũng nên lưu ý. Chủ nhà nên kiểm tra xem cọc bê tông có đảm bảo độ dài, mác của bê tông, lõi cốt thép có đúng đủ như đơn bị thi công báo cáo không.
Kiểm tra hình thức cọc, cọc bê tông có bị vỡ trong quá trình vận chuyển hay không. Kiểm tra xem cọc có đúc đúng kỹ thuật có bị cong vẹo không. Số lượng cọc có đúng đủ như đơn bị thi công báo cáo không.
Kiểm tra xem cọc có đảm bảo các tiêu chuẩn được nhà thầu thi công cam kết trước đó trong hợp đồng hay không.
3. Kiểm tra đồng hồ lực ép – Giám sát ép cọc bê tông.
Đồng hồ kiểm tra lực ép là đồng hồ giúp đo lực ép trong quá trình thi công ép cọc có đủ tấn, tải trong thiết kế chưa.
Mỗi máy đều có quy đổi ra lực ép Pmax và Pmin. Nhìn chỉ số này chủ nhà có thể so sánh với lực trong thiết nằm trong khoảng Pmin < Pép <= Pmax.
4. Quan sát lực ép trong quá trình thi công.
Trong quá trình ép cọc thử, chủ nhà cần để ý đồng hồ lực ép. Để ý xem lực đã đảm bảo yêu cầu trong bản thiết kế cung cấp chưa. Chủ nhà có thể quy đổi lực ra tấn rồi có thể yêu cầu đơn vị thi công cung cấp đủ tải để đạt chất lượng công trình.
5. Theo dõi quá trình ép cọc đã thực hiện đúng quy trình hay chưa.
Một số trường hợp mặt bằng thi công tiếp giám 3 mặt nhà hàng xóm hiện hữa. Chủ nhà không biết máy móc, giàn ép cách xa góc chết và biên là bao nhiêu. Có những trường hợp dưới đây.
- Trường hợp giàn ép Neo: Góc chết cách 0,7m đến 0,8m; Cách biên trong khoảng 0,3cm.
- Trường hợp giàn ép Tải: Góc chết cách 0.9m và biên cách 0.6m xa hơn nhiều so với Neo.
- Trường hợp ép cọc bằng Robot: Góc chết cách 1m2 và cách biên 1m vì thế loại máy Robot chỉ phù hợp công trình to địa bàn rộng thoải mãi.
6. Lựa chọn đơn vị thi công uy tín để thi công.
Trên đây là kinh nghiệm giúp chủ nhà tự giám sát ép cọc bê tông. Có một cách giúp bạn yên tâm hơn đó là lựa chọn nhà thâu uy tín, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Ép cọc bê tông Tuyến Thủy với kinh nghiệm nhiều năm trong thi công ép cọc. Đơn vị thi công từng thi công qua nhiều công trinh lớn nhỏ khu vực phía Nam. Bãi đúc cọc khu vực TP Hồ Chí Minh thuận tiện vận chuyển.
Để được nhân viên tư vấn hỗ trợ bạn có thể liên hệ 0935.628.282, chat với kỹ thuật viên TẠI ĐÂY hoặc bạn để lại thông tin TẠI ĐÂY chúng tôi sẽ liên lạc với bạn.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng Ép cọc Bê Tông Tuyến Thủy!