Các Tiêu Chuẩn Thi Công Ép Cọc Bê Tông Bạn Nên Biết

Thi công ép cọc bê tông giúp đảm bảo sự bền vững cho mọi công trình. Nó khiến cho nền móng chịu lực tốt hơn, gia tăng tải trọng một cách đáng kể. Chính vì thế nên hầu hết mọi công trình hiện nay đều sử dụng phương pháp này. 

Vậy quy trình ép cọc bê tông bao gồm những công đoạn nào? Tiêu chuẩn thi công ép cọc bao gồm những gì? Mời bạn đọc hãy tham khảo thêm chi tiết dưới đây với Ép Cọc Tuyến Thủy. Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho bạn.

1. Sự cần thiết của thi công ép cọc bê tông cho công trình.

Ép cọc bê tông thiết yếu với các công trình xây dựng ngày này. Đây là điều được nhấn mạnh mà hầu như ai cũng nghe nói đến khi thực hiện thi công công trình xây dựng. Song tại sao ép cọc bê tông lại được sử dụng thay thế cho cọc tre nứa, gỗ,… như trước đây?

Đầu tiên, ngày này có càng nhiều nhà cao tầng xây dựng lên. Và tre nứa hay gỗ khó khăn trong việc chịu tải trọng của các công trình này. 

Thêm vào đó, việc đất chật người đông, nhà cửa thì san sát nhau hiện nay khiến móng nhà bị yếu hơn. Nếu không có cọc bê tông củng cố cho móng nhà thì sẽ rất dễ bị lún, nứt hay sụt. 

Còn cọc tre, gỗ,… cũng không thể chịu được áp lực lớn như vậy. Chính vì thế nên đòi hỏi người ta phải tìm kiếm một chất liệu khác phù hợp hơn với các công trình xây dựng hiện nay. Và bê tông chính là giải pháp hiệu quả chịu lực tốt mà lại tiết kiệm chi phí nhất. 

Ngoài ra, hiện nay tình trạng bão lũ, sạt lở đất diễn ra phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do chặt phá cây rừng quá nhiều khiến đất bị xói mòn, dễ sạt lở. Hoặc cũng có thể do môi trường khí hậu thay đổi khiến bão lũ nhiều hơn. Và móng nhà cần kiên cố chắc chắn thì mới có thể chống chịu được những tác động đó. 

Chính vì những nguyên nhân trên mà thi công ép cọc  bê tông trở nên cực kỳ thiết yếu hiện nay đối với công trình xây dựng. Không chỉ đối với những công trình quy mô lớn mà cả với quy mô nhỏ. 

Các tiêu chuẩn thi công ép cọc bê tông 1
Cọc bê tông được sử dụng phổ biến đối với các công trình nhà cao tầng

Xem thêm: Tham Khảo Chọn Ép Cọc Hay Khoan Nhồi Cho Công Trình Thi Công

2. Quy trình thi công ép cọc tiêu chuẩn và phổ biến.

Về quy trình thi công ép cọc bê tông tiêu chuẩn hiện nay thì bao gồm có các bước như sau: Chuẩn bị mặt bằng → Ép cọc thử → Tiến hành ép cọc

Việc chuẩn bị mặt bằng cần phải đảm bảo tối ưu. Mặt đất bằng phẳng, không có dị vật. 

Tiếp theo quy trình là sẽ ép cọc thử để kiểm tra xem vị trí có chính xác không? Có tiềm ẩn các rủi ro có thể xảy ra hay không? Cuối cùng thì sẽ tiến hành ép cọc bao gồm các bước cụ thể như: 

  • Liên kết hệ thống ép với hệ thống neo
  • Sử dụng cần cẩu đưa cọc vào vị trí cần ép cọc
  • Ép trước phần mũi cọc. Cần đảm bảo cọc thẳng đứng, đúng vị trí và không bị xê dịch xuyên suốt quá trình
  • Nối đoạn giữa, đảm bảo hai đoạn nối trùng trục với nhau

Cuối cùng thì sẽ kiểm tra xem mọi thứ đã hoàn thiện chưa. Chỉnh sửa và củng cố thêm phần cọc đã ép nếu cần thiết. Sau đó khách hàng sẽ nghiệm thu thành phẩm cuối cùng. Kết thúc, tiến hành thanh lý hợp đồng. 

Các tiêu chuẩn thi công ép cọc bê tông 3
Cọc bê tông khi thi công cần đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định

Xem thêm: Tham Khảo Nhanh Dành Cho Bạn Về Các Loại Ép Cọc Bê Tông Hiện Hành

3. Tiêu chuẩn thi công ép cọc bê tông không nên bỏ qua.

Có thể thấy rằng quy trình thi công ép cọc bê tông đòi hỏi sự chỉn chu, kỹ lưỡng và chính xác. Và những tiêu chuẩn cơ bản đánh giá thi công ép cọc là gì? 

Trên thực tế thì chúng đều được trình bày rõ ràng trong các TCVN. Việc tham khảo khá dễ dàng, bạn chỉ cần chọn Ctrl – F để tham khảo từng TCVN. Cụ thể một số TCN được quan tâm rộng rãi bao gồm:

  • TCVN 5641:2012, TCVN 8163:2009, TCVN 9341:2012, TCVN 9340:2012, TCVN 9343:2012
  • TCVN 9390:2012, TCVN 9382:2012, TCVN 9348:2012, TCVN 9342:2012, TCVN 9345:2012, TCVN 9344:2012. 
  • TCVN 9391:2012, TCVN 9489: 2012 (ASTM C 1383-04), TCVN 9392:2012, TCXD 199:1997, TCVN 9115:2012, TCVN 9116:2012.
  • TCXDVN 239:2006, TCVN 9347:2012, TCVN 7996-2-12: 2009 (IEC 60745-2-2:2008), TCVN 9114:2012, TCVN 9346:2012, TCVN 4452:1987

Đây chính là những tiêu chuẩn khi thi công cần tham khảo trước khi thực hiện. Nó là cả một hệ thống mà bạn cần tham khảo chi tiết, cẩn thận nhằm tránh những rủi ro xảy ra xuyên suốt quá trình thi công.

Và hãy lưu ý là khi thi công để ép cọc bê tông thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như: Đo và tính toán khoảng cách phù hợp giữa cọc với tường nhà bên cạnh. Tương tự với khoảng cách các cọc với nhau. Đảm bảo thi công với lực ép cọc phù hợp. Đánh dấu vị trí tim cọc chính xác. 

Tiếp theo là khi ép thì mũi cọc cần phải chạm đến vị trí đánh dấu ban đầu. Ép cọc cho đến khi chỉ còn khoảng 60-80cm thì tiến hành nối cọc. Khi nối cọc cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Như vậy, trên đây là các thông tin về thi công ép cọc bê tông cũng như là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Hãy tham khảo những TCVN trên để có được đáp án đầy đủ nhất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi những tin tức trên. Vui lòng liên hệ trực tiếp cho Ép Cọc Tuyến Thủy để được tư vấn dịch vụ ép cọc chi tiết hơn và báo giá cụ thể TẠI ĐÂY.

Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng Ép cọc Bê Tông Tuyến Thủy!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi cho chúng tôi ngay!
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?